BÁM LUYẾN VÀO NHỮNG KINH NGHIỆM

PATRUL RINPOCHE

Trích: Những Chữ Vàng Thiền Tối Thượng Thừa Của Phật Giáo Tây Tạng; NXB Thiện Tri Thức.

 

Khi người ta là một người mới bắt đầu thực hành, dù tâm thức người ta có thể trong trạng thái tự an định tự nhiên tức tham thiền, cũng sẽ không vượt khỏi những bám luyến vào những kinh nghiệm trong thiền định. Chúng chủ yếu là những kinh nghiệm cảm giác vui thích, những kinh nghiệm về sáng tỏ, và những kinh nghiệm về không phóng dật, không có tư tưởng hay vô niệm. Khi những kinh nghiệm thiền định này xảy ra và chúng ta để cho mình bám luyến , vướng mắc vào chúng, chúng ta làm gì? Để giải thoát chúng ra khỏi sự bao bọc trong những kinh nghiệm bám luyến vào kinh nghiệm, và để phát lộ tình trạng tự nhiên không bày biện của tánh Giác nội tại trần trụi, nó vốn không cách gì ngăn ngại bởi bất kỳ cái gì khởi lên, nghĩa là, để chứng ngộ trạng thái gnas-lugs (cách thế tự nhiên của hiện hữu) này vốn thoát khỏi bất kỳ ý niệm nào – chúng ta đột ngột thốt lên một tiếng PHAT ! phá tan tư tưởng. Tiếng PHAT này phá tan tư tưởng ngay khi nó vừa khởi, như một lằn sấm chẻ đôi một cây lớn.

Hành động này cắt đứt dòng chảy và sự tương tục của những tư tưởng. Tiếng PHAT mạnh mẽ và mãnh liệt này cực kỳ quang trọng bởi vì nó phá tan sự thiền định của chúng ta, loại thiền định đã được tạo ra và thiết lập bằng hoạt động tâm trí của chúng ta, nghĩa là đại loại những tư tưởng như “Cái này là Rigpa !” hay “Đây là tâm !” v.v… Theo cách này, chúng ta thoát khỏi mọi tạo tác ý niệm và như thế chúng ta tự do với chúng. Và trong sự đánh thức của nó, tất cả cái còn lại là một tỉnh giác sắc bén đáng kinh ngạc.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. NHỮNG CHỮ VÀNG: THAM THIỀN
  2. TÂM VÀ BẢN TÁNH CỦA TÂM

Bài viết khác của tác giả

  1. CÁCH THỨC ĐÚNG ĐẮN ĐỂ LẮNG NGHE GIÁO PHÁP
  2. TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
  3. LẼ VÔ THƯỜNG CỦA CUỘC ĐỜI

Bài viết mới

  1. KẾT NỐI NHỮNG ĐIỂM RỜI RẠC CUỐI CÙNG
  2. THÁI ĐỘ THIỀN TẬP
  3. CHO ĐI ĐỂ VUI SỐNG