BẬN RỘN CẢ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI

HUNGKAR RINPOCHE

Trích:  Cái gì là pháp, cái gì là phi pháp

“Do vô minh và do của cải, vật chất – cả hai thứ đó kết hợp với nhau khiến chúng ta bị lẫn lộn và đi lạc giữa dòng đời.”

Và “người không có thậm chí một khoảnh khắc để nghỉ cái tâm và cái thân của họ.” Có thể thân của bạn nằm xuống trên giường và ngủ nhưng mà tâm của bạn vẫn nằm mơ về nó. Có thể tâm bạn mơ và về danh vọng, về việc làm ăn hoặc là việc kiếm tiền (cười). Điều diễn ra rất nhiều, có đúng không? Bạn đang nghỉ ngơi, thân của bạn đang nghỉ ngơi nhưng tâm của bạn thì vẫn nghĩ về những điều đó. Nếu các bạn vận dụng cả thân và tâm cùng với nhau thì bạn sẽ không có khoảnh khắc nào để nghỉ ngơi vì những thứ thế tục như vậy. Những thứ đó rất nguy hiểm, giống như cái móc câu rất sắc không bao giờ nhả ra. Đó là một tình huống có thật. Rõ ràng rằng, sự quan tâm đầu tiên của người ta là hướng vào thành công thế tục. Những thứ mà chúng ta cố gắng để thành tựu không thực sự liên quan đến Pháp, đến con đường tu, mà thuộc về thế tục.

Chúng ta cố gắng, rất cố gắng, cố gắng hết sức để thành công nhưng chúng ta chỉ đạt những thành công thế tục chứ không phải là thành tựu trên con đường đạo. Đó là điều rất nguy hiểm. Do vô minh và do của cải, vật chất – cả hai thứ đó kết hợp với nhau khiến chúng ta bị lẫn lộn và đi lạc giữa dòng đời. Tại sao Thầy nhắc đến những vấn đề này ngay khi bắt đầu vào phần giảng Pháp chính, ngay khi bắt đầu vào thực hành chính? Bởi vì chúng ta cần phải hiểu cái gì sai và cái gì không sai, cái gì đúng, cái gì không đúng và cái gì là Pháp thực sự, cái gì không phải là Pháp chân thực. Nếu chúng ta không có trí tuệ để hiểu sự khác nhau đó thì chúng ta sẽ không bao giờ thành tựu được bất cứ thứ gì. Có thể trong tương lai, chúng ta sẽ giống như những người này. Vì vậy, trước khi [cố gắng để điều này không xảy ra], chúng ta cần phải nói chuyện về những thứ tệ hại đó trước.

“Tất nhiên, khi chúng ta thấy mọi thứ khác quan trọng như vậy thì chúng ta không còn quan tâm đến Pháp, chúng ta không còn quan tâm đến nhân quả và nghiệp.”

“Họ bận rộn cả bên trong và bên ngoài.” Rinpoche nhận xét về bản dịch Tạng Anh: “Đoạn dịch này chưa đúng lắm. Tất cả mọi người đều bận rộn cả bên trong và bên ngoài. Tất cả mọi người có nghĩa là bao gồm những người mà chúng ta nhắc đến ở trên. Nhưng chúng ta không nói về những người đó, chúng ta nói về tất cả mọi người ở đây. Vì vậy, Thầy nghĩ dịch tốt nhất là ‘tất cả mọi người đều bận rộn cả bên trong và bên ngoài.’” Đây có nghĩa là sự tán tâm. Bận rộn vì một thứ gì đó có nghĩa là bị tán tâm bởi những thứ lăng xăng. Tóm lại, những thứ này, những thứ vật chất này, những thứ thuộc về thế tục này ảnh hưởng tất cả mọi người. Tất cả mọi người đều bận rộn về những thứ đó. “[Điều đó hủy hoại] an bình nội tâm, sự tôn trọng lẫn nhau và thậm chỉ lòng tin đối với luật nhân quả” – có nghĩa là người ta bị tán tâm bởi những thứ này và nó hủy diệt trí tuệ và lòng tin của họ.

Chúng ta không còn tôn trọng nhau bởi vì ta muốn thành đạt cái này cái khác, và vì thế ta ganh đua. “Tôi phải là người tốt nhất, tôi phải thành tựu trước khi người nào khác giành được nó.” Chúng ta mất đi sự tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta không thực sự kính trọng bất cứ ai bởi vì chúng ta hướng sự chú ý quá nhiều đến vật chất, của cải và những thứ thuộc về thế tục. Thậm chí [điều đó hủy hoại] lòng tin vào luật nhân quả. Tất nhiên, khi chúng ta thấy mọi thứ khác quan trọng như vậy thì chúng ta không còn quan tâm đến Pháp, chúng ta không còn quan tâm đến nhân quả và nghiệp. Chúng ta hoàn toàn quên tất cả và khi đó ta tạo ra rắc rối lớn, lỗi lầm lớn. Thiên hạ ai cũng có [những thứ] rất vĩ đại, tuyệt vời và bởi vì mọi người ai ai cũng đều tin vào giá trị của những thứ đó nên họ lấy làm rất tự hào, rất hợm hĩnh và vân vân. Khi một ai đó được nổi tiếng, có địa vị, tiền bạc, của cải thì họ liền cho rằng họ rất vĩ đại. Họ cho rằng họ có sức mạnh, thế lực và họ hơn hẳn những người khác. Điều đó có là cho mình rất quan trọng. Như vậy không tốt. Nếu chúng ta cố gắng thành tựu nhiều như vậy trong thế giới này, Thầy nghĩ rằng chúng ta đương nhiên sẽ trở thành những người hay ganh ghen và đố kị. Bởi vì nếu bạn không cố đạt được điều gì đó [do tâm đố kỵ] thì theo Thầy, bạn không thể thành công hay một cái gì đó tương tự.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CÁCH THỨC ĐÚNG ĐẮN ĐỂ LẮNG NGHE GIÁO PHÁP
  2. TỰ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP: BẠN CÓ MỌI THỨ MÀ BẠN CẦN
  3. MƯỜI ĐỨC HẠNH CỦA CHÁNH PHÁP

Bài viết khác của tác giả

  1. TRUNG THỰC VÀ NHÂN HẬU

Bài viết mới

  1. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU
  2. ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU HƠN CHỈ VỚI NỖ LỰC TỐI THIỂU
  3. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM