HẠNH PHÚC LÀ “BIẾT ĐỦ”

SHUNMYO MASUNO

Trích: Sống Đơn Giản Cho Mình Thanh Thản Việt dịch: Như Nữ; NXB. Lao động; Công ty CP sách Thái Hà; 2018

Có một từ rất nổi tiếng trong Phật giáo là “tri túc”.

Từ này có nghĩa là “tự biết đủ”. Nó khuyên người ta nên hài lòng với những gì mình có, không nên đòi hỏi gì hơn. Và người có tâm như thế là người sống sung túc. Từ ấy cũng chính là bí quyết giúp chúng ta có thể sống giản đơn. Tôi xin giới thiệu với các bạn một câu chuyện ngụ ngôn sau:

Tại một làng nọ, có hai người sống bằng nghề chăn bò. Một người trong đó có nuôi được 99 con bò, anh ta sống rất đầy đủ nhưng lại không bao giờ thấy hài lòng cả. Bởi anh ta luôn muốn có thêm một con nữa cho đủ 100 con. Với anh ta, việc nuôi được 100 con bò dường như đã trở thành mục tiêu, là ước vọng của đời mình.

Còn một người chăn bò nữa lại chỉ nuôi 3 con bò. Vì chỉ có 3 con bò nên cuộc sống của anh ta chẳng mấy dư dả. Thế nhưng, lúc nào anh ta cũng thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình. Anh ta biết nếu có nhiều bò hơn thì cuộc sống của mình sẽ sung túc hơn, nhưng anh ta lại cho rằng bản thân mình lại chẳng cần nhiều bò hơn nữa.

Đến một ngày, người đàn ông có 99 con bò đến thăm anh chàng nuôi 3 con bò và nói rằng mình sống rất khó khăn, và hy vọng anh chàng này có thể nhượng lại cho mình 1 con. Nghe vậy, anh chàng có 3 con bò liền nghĩ “anh ấy lại khó khăn vậy sao…”, rồi nhượng lại 1 con bò của mình. Khi đó, anh chàng này cảm thấy “thật tốt khi giúp đỡ được người khác”, và cứ sống cuộc sống bình lặng, yên ả của mình.

Trong khi đó, người đàn ông kia sau khi có được 100 con bò lại bắt đầu muốn có con thứ 101. Rồi khi có 101 con, anh ta lại muốn có 105 con.

Như vậy, cùng là hai người chăn bò nhưng người nào sống hạnh phúc hơn? Đó chính là người sống mà “biết đủ”.

Hạnh phúc không được quyết định bằng số lượng tài sản ta có.

——- ??? ——-

Giới thiệu tác giả

Shunmyo Masuno sinh năm 1953 ở tỉnh Kanagawa. Là trụ trì tại chùa Kenkoji, là nhà thiết kế vườn Nhật và là giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Tamabijutsu. Sau khi tốt nghiệp khoa Nông nghiệp tại trường Đại học Tamagawa, ông đến chùa Soji để tu hành. Ông tham gia hoạt động sáng tạo sân vườn dựa trên tư tưởng của thiền và phong cách truyền thống của Nhật. Những tác phẩm của ông nhận được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Ông từng nhận được giải thưởng nghệ sĩ mới xuất sắc với tư cách là một nhà thiết kế vườn Nhật. Ngoài ra, ông còn nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen khác như: Bằng khen của Bộ trưởng  Bộ Ngoại giao, Huân chương khen thưởng của Toàn quyền Canada, Huân chương Thập tự Cộng hòa Liên bang Đức…

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CÀNG CÓ NHIỀU, CÀNG THÍCH?
  2. HẠNH PHÚC GIẢN ĐƠN
  3. CUỘC SỐNG SẼ ĐƠN GIẢN HƠN KHI TA BIẾT ĐIỀU GÌ LÀ CẦN THIẾT

Bài viết khác của tác giả

  1. ẢO TƯỞNG MANG TÊN SO SÁNH VỚI NGƯỜI KHÁC
  2. TÂM KHÔNG ẢO TƯỞNG
  3. THẤT BẠI, TRẮC TRỞ LÀ ĐỂ TA “PHÁT HIỆN” ĐIỀU CÒN CHƯA ĐÚNG

Bài viết mới

  1. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU
  2. ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU HƠN CHỈ VỚI NỖ LỰC TỐI THIỂU
  3. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM