HÃY PHÁT KHỞI TÂM NGUYỆN ĐẠT GIÁC NGỘ VÌ CHÚNG SINH – NHỮNG LỜI KHAI THỊ TỪ BẬC TÔN QUÝ

HE. GARCHEN RINPOCHE VIII

Trích: Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý; Tác Giả: Garchen Rinpoche Đời Thứ 8; Chuyển dịch Việt Ngữ: Konchog Kunzang Tobgyal;  NXB: Trung Tâm Drikung Dharma Surya biên tập năm 2013;  Ảnh: Nguồn Internet

???

Khai thị số 49
(Ba bảy pháp hành Bồ Tát đạo – Kệ thứ 10)

Ba mươi bảy Pháp hành Bồ tát đạo đoạn kệ thứ 10, ‘Khi những bà mẹ từng yêu thương ta từ vô thủy đang chịu khổ đau thì hạnh phúc của riêng mình có ích lợi gì? Bởi vậy muốn cứu độ vô lượng chúng sinh, phải đào luyện chí hướng vị tha. Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.’

Từ vô thủy, chúng ta liên tục tái sinh trong cõi luân hồi. Trong vô lượng kiếp trước đây, chúng ta đã từng có cha mẹ.
Nếu chúng ta xếp được xương cốt các đời quá khứ của mình chồng lên nhau thì nó sẽ cao hơn cả núi Tu Di. Nếu chúng ta gom góp được tất cả các giọt nước mắt [của mình] thì sẽ có một đại dương vô tận. Bởi vì chúng ta tái sinh liên tục nên chẳng có một chúng sinh nào lại không từng là cha mẹ của chúng ta trong một kiếp trước đây. Lúc đó, họ chăm sóc chúng ta với tình yêu thương bao la và hy sinh mạng sống vì con mình. Cũng giống như cha mẹ đời này của chúng ta, họ đã phạm nhiều ác hạnh để bảo vệ chúng ta. Hậu quả là họ phải chịu triền miên đau khổ trong luân hồi. Làm sao chúng ta lại có thể quay lưng đi và bỏ mặc họ lại một mình? Bởi vì họ là những người mẹ của chúng ta, và như vậy là rất thân thương đối với chúng ta, nên chúng ta mong muốn cho họ được hạnh phúc. Ước nguyện cho người khác được hạnh phúc là tình yêu thương. Nếu con yêu thương một người nào đó, con không thể cầm lòng khi thấy họ đau khổ. Đây là lòng bi mẫn. Chúng ta mong ước cho mọi chúng sinh không phải chịu khổ đau. Gốc rễ của khổ đau là tâm chấp ngã. Mặc dù chúng sinh là vô lượng, [nhưng] tâm chấp ngã lại là gốc rễ duy nhất của mọi khổ đau. Nếu con phát khởi lòng yêu thương và bi mẫn đối với mọi chúng sinh thì tâm thức con sẽ trở nên bao là và bao trùm khắp nơi. Khi tình yêu thương thấm nhuần mọi chúng sinh thì sự chấp ngã sẽ giảm thiểu. Như thế, con sẽ có thể viên thành cả mục đích [lợi lạc] người khác lẫn mục đích của chính con. Cuối cùng, chỉ có một bản thể duy nhất mà trong đó mọi chúng sinh đều là một.

Bởi vì chúng ta kết nối với mọi chúng sinh trên một cấp độ tối hậu nên chúng ta có thể làm thấm nhuần họ với tình yêu thương của ta. Họ sẽ có thể thực sự nhận được tình yêu thương của chúng ta. Chẳng hạn như con chó hay con mèo sẽ tự nhiên đến gần một ngươi giàu tình thương nhưng sẽ chạy mất nếu có người đang nổi cơn thịnh nộ. Đây là dấu hiệu về bản thể duy nhất đó. Hơn nữa, nếu con nghĩ đến những người khác, con sẽ không nghĩ đến tự ngã. Nếu con ích kỷ, tâm thức con sẽ trở nên hẹp hòi, giống như một tảng đá đóng băng. Nếu con buông xả và gởi tình yêu thương đến cho mọi người thì con sẽ nhận biết được tâm thức con trải rộng như thế nào. Tâm thức sẽ trở nên rộng mở và phóng khoáng, như một đại dương bao la hay bầu trời. Bồ đề tâm là pháp tu sơ khởi, bồ đề tâm là pháp tu chính yếu và Bồ đề tâm cũng là kết quả. Do đó, hãy can trường và đừng từ bỏ một chúng sinh nào cả khi mà luân hồi vẫn còn đang tiếp diễn.

???

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LỜI NGUYỆN BỒ ĐỀ TÂM
  2. CÁC NIỆM TƯỞNG TỰ GIẢI THOÁT CHÚNG H.E GARCHEN RINPOCHE – NGỌN ĐÈN TRÍ TUỆ TỎA KHẮP
  3. BỒ ĐỀ TÂM

Bài viết khác của tác giả

  1. KHAI THỊ SỐ 13: CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT
  2. SÂN GIẬN
  3. NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TÌNH YÊU

Bài viết mới

  1. VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
  2. THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT
  3. CHINH PHỤC MỤC TIÊU