NĂNG LỰC HỐI HẬN

TỔ GAMPOPA

Trích: Tràng Ngọc Giải Thoát; Khenpo Konchog Gyaltsen Rinpoche dịch; NXB Thiện Tri Thức.

 

Năng lực đầy đủ của hối hận bao gồm một cảm giác hối tiếc lớn lao đối với những hành vi xấu trước đó và một tuyên bố thú tội đầy đủ trước mặt những đối tượng. Làm sao có được cảm giác hối tiếc này? Có ba cách để phát sanh hối tiếc:

(a) bằng cách nghiên cứu sự vô nghĩa của bất thiện

(b) bằng cách nghiên cứu nỗi sợ hãi kết quả của hành vi bất thiện, và

(c) bằng cách nghiên cứu nhu cầu thoát khỏi nó một cách nhanh chóng.

(a) Thứ nhất, sự vô nghĩa.

Đôi khi tôi đã phạm vào những hành vi xấu để khuất phục kẻ thù, đôi khi để giữ gìn người thân thuộc, đôi khi để bảo vệ thân thể này, và đôi khi để có tài sản. Sau khi tôi chết và đi qua đời khác, những kẻ thù, thân thuộc, nơi chốn, thân thể và tài sản này sẽ không theo tôi. Nhưng nghiệp xấu và những che ảm từ những hành vi xấu sẽ theo tôi đến bất cứ chỗ nào tôi sanh ra, không cho tôi cơ hội để trốn thoát. Kinh Chủ Nhà Palgy thỉnh vấn nói:

Cha mẹ, anh chị em, vợ con

Người hầu, tài sản và quyến thuộc

Sẽ không theo qua cái chết,

Nhưng nghiệp sẽ đi theo.

Và:

Khi thời của đại khổ đau đã đến,

Vợ con tôi sẽ không trở thành nơi nương tựa.

Khổ đau sẽ chỉ mình tôi trải nghiệm.

Vào lúc đó, họ sẽ không chia phần với tôi.

Đi Vào Bồ Tát Hạnh nói:

Bỏ lại tất cả tôi phải ra đi một mình.

Nhưng do không hiểu điều này

Tôi phạm vào những loại xấu ác

Vì bạn bè và kẻ thù.

Những kẻ thù của tôi sẽ không trở thành cái gì cả.

Những bạn bè của tôi sẽ không trở thành cái gì cả.

Tôi cũng sẽ không trở thành cái gì cả.

Cũng thế tất cả sẽ trở thành hư vô.

Như vậy, tôi đã tạo ra những hành vi xấu vì những kẻ thù, quyến thuộc, thân thể và tài sản, nhưng bốn cái ấy sẽ không mang theo tôi lâu dài. Quán xét rằng những hành vi xấu ấy là phiền não ghê gớm và quá ít lợi lạc, hãy phát sanh sự hối hận lớn lao.

 (b) Thứ hai, sợ kết quả.

Nếu bạn nghĩ rằng dù hành vi xấu có ít lợi lạc nhưng cũng không làm hại bạn, thì hãy thiền định trên nghĩa thứ hai này. Bạn cần nghiên cứu những kết quả đáng sợ của những hành vi xấu và phát sanh hối tiếc. Hơn nữa, chúng ta cần phải sợ hành vi xấu.

(i) lúc sắp chết

(ii) khi đang chết, và

(iii) sau khi chết.

(i) Thứ nhất, sợ hãi lúc cái chết đến gần.

Như vậy, khi sắp chết, người làm điều xấu kinh nghiệm khổ đau không thể tưởng như bị đau đớn đâm xuyên… Có nói rằng:

Khi tôi nằm trên giường,

Dù bạn bè, thân thuộc bao quanh,

Cảm giác đời sống bị cắt đứt

Sẽ chỉ mình tôi trải nghiệm.

(ii) Thứ hai, những kết quả đáng sợ vào lúc chết.

Tử thần đen tối đáng sợ cầm một sợi dây nơi tay, thắt vào cổ chúng ta và kéo chúng ta vào những cõi địa ngục. Chúng ta bị hành hạ bởi vô số chúng sanh cầm đủ loại vũ khí kì lạ và chúng ta trải nghiệm nhiều đau khổ. Đi vào Bồ Tát Hạnh nói:

Khi bị sứ giả của cái chết nắm lấy,

Bạn bè và thân thuộc có ích gì?

Chỉ có công đức của tôi bảo vệ cho tôi lúc ấy,

Nhưng tôi chưa hề dựa vào chúng.

Bức Thơ của sự Tu Tập nói:

Sợi dây của thời gian cột vào cổ bạn và những vị thần đáng sợ của cái chết hành hạ bạn bằng gậy, roi và đẩy bạn đi xa.

Có lẽ bạn nghĩ rằng bạn sẽ không sợ Thần Chết, trong trường hợp ấy, Đi vào Bồ Tát Hạnh nói:

Người ấy chết điếng

Khi bị dẫn vào phòng hành tội hôm nay,

Miệng khô khốc và mắt trủng sâu sợ hãi.

Vẻ bề ngoài hoàn toàn biến đổi.

Cần gì nói đến sự tuyệt vọng kinh khủng

Khi nỗi kinh hoàng lớn lao tóm lấy.

Vì bị những sứ giả đáng sợ.

Của cái chết hiện hình bắt lấy.

(iii) Thứ ba, những kết quả đáng sợ của nghiệp xấu sau khi chết.

Do những kết quả của hành vi xấu, bạn sẽ rơi vào địa ngục lớn và kinh nghiệm đau đớn không dứt vì bị đốt, nấu… Thế nên, người ta cảm thấy rất sợ. Nagarjuna nói trong Thư cho một Người Bạn:

Khi người ta thấy một tranh vẽ như địa ngục,

Hãy nghe, nhớ, đọc

Hay thấy hình dạng chúng, sợ hãi sanh khởi.

Cần gì nói đến điều sẽ xảy ra khi người ta kinh nghiệm kết quả không thể chịu đựng.

Bởi vì kết quả của những hành vi xấu là đáng sợ, thế nên người ta cần cảm thấy hối hận.

(c) Thứ ba, cần phải nhanh chóng thoát khỏi bất thiện.

Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần tịnh hóa những hành vi xấu trong phần sau của cuộc đời mình là đủ, nhưng không phải thế. bạn cần tịnh hóa nhanh chóng. Bởi vì cơ nguy bạn sẽ chết trước khi những hành vi xấu được tính hóa. Đi vào Bồ Tát Hạnh nói:

Nhưng rất có thể tôi chết

Trước khi mọi nghiệp xấu của tôi được tịnh hóa;

Thế nên xin che chở tôi theo cách

Để tôi thoát khỏi chúng nhanh chóng và chắc chắn nhất.

Nếu tôi nghĩ rằng tôi sẽ không chết trước khi tịnh hóa những hành vi xấu, thì tôi cần hiểu rằng Thần Chết sẽ không quan tâm chuyện tôi đã được tịnh hóa hay chưa. Vị ấy sẽ dùng bất kỳ cơ hội nào để lấy mạng sống của tôi. Đi vào Bồ Tát Hạnh nói:

Thần Chết không đáng tin

Không chờ đợi sự việc gì để làm hay không làm;

Dù tôi bệnh hay khỏe

Cuộc đời thoáng qua này thì không chắc chắn.

Thế nên, bởi vì sinh lực của tôi không thể tin được, tôi cần thú nhận nhanh chóng và có nguy cơ tôi sẽ chết trước khi tinh hóa những hành vi xấu. Vì vậy, tôi cần cảm thấy hối hận. Vì ba lý do này, tôi phát sanh hối hận đối với những nghiệp xấu và tuyên bố tịnh hóa trước những đối tượng đặc biệt và trước những người khác.

Như vậy tịnh hóa những hành vi xấu bằng năng lực của hội hận đầy đủ thì giống như đi đến một chủ nợ quyền uy khi bạn chưa trả được món nợ. Thời trước, Angulimala, người tạo nghiệt xấu khi giết 999 người, đã thành tựu quả A La Hán bằng cách tịnh hóa mọi hành vi xấu qua năng lực hối hận đầy đủ. Thư cho một Người Bạn của Nagarjuna nói:

Người mất tự chủ

Và sau này có được chánh niệm

Thì giống như trăng sáng thoát khỏi mây.

Chẳng hạn Nanda, Angulimala, Ajatashatru và Udayana.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. VỀ NHÂN QUẢ
  2. NHÂN QUẢ

Bài viết khác của tác giả

  1. MƯỜI TÁM TỆ NẠN ẨN GIẤU CỦA NHỮNG HÀNH GIẢ
  2. MƯỜI ĐIỀU NGƯỜI TA PHẢI BIẾT
  3. SỰ HOÀN THIỆN CỦA TINH TẤN

Bài viết mới

  1. VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
  2. THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT
  3. CHINH PHỤC MỤC TIÊU