NGHIỆP VÀ QUẢ

DANH NGÔN

? Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh.
_Đức Phật

? Phước và tội con người tạo ra là những gì mà con người làm chủ, những gì đưa con người đi, từ nơi nầy… Là những gì bén gót chạy theo con người như bóng theo hình. Vậy, từ đây con người hãy tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác, trong tương lai. Hãy tạo một nền tảng vững chắc cho thế gian ngày mai.
_Đức Phật

? Ta là kẻ thừa hưởng những hành vi tạo tác của ta như một di sản từ quá khứ truyền lại.
_Đức Phật

? Đã gieo giống nào,
Sẽ gặp quả nấy.
Hành thiện sẽ thâu gặt quả lành.
Hành ác sẽ thâu gặt quả dữ.
Hãy gieo giống tốt,
Ta sẽ hưởng quả lành.
_(Kinh Tạp A Hàm)

? Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo. (1)

? Người ác thấy là hiền,
Khi ác chưa chín muồi,
Khi ác nghiệp chín muồi,
Người ác mới thấy ác. (119)

? Người hiền thấy là ác,
Khi thiện chưa chín muồi,
Khi thiện được chín muồi,
Người hiền thấy là thiện. (120)

? Chớ chê khinh điều ác,
Cho rằng “chưa đến mình”,
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người ngu chứa đầy ác,
Do chất chứa dần dần. (121)

? Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp. (127)

?Ai dùng các hạnh lành,
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Chói sáng rực đời này,
Như trăng thoát mây che.(173)

? Cũng vậy các phước nghiệp,
Đón chào người làm lành,
Đời này đến đời kia,
Như thân nhân, đón chào. (220)

? Gieo khổ đau cho người,
Mong cầu lạc cho mình,
Bị hận thù buộc ràng,
Không sao thoát hận thù. (291)

? Ác hạnh không nên làm,
Làm xong, chịu khổ lụy;
Thiện hạnh, ắt nên làm,
Làm xong, không ăn năn. (314)

_(Kinh Pháp Cú)

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA ĐỨC PHẬT
  2. 08 LỜI KHAI THỊ BẰNG MIỆNG VỀ THỰC HÀNH
  3. CHÚC THƯ ĐẦU NHỌN HẠT NGỌC

Bài viết khác của tác giả

  1. KỲ DIỆU
  2. TỰ LỪA DỐI
  3. THẤU CẢM (Empathy)

Bài viết mới

  1. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM
  2. LÒNG TỰ TRỌNG
  3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ