NHỮNG CẢM XÚC TÍCH CỰC VÀ VIỆC XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI MỚI

HH. DALAI LAMA XIV

HOWARD C. CUTLER

Trích “Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não”

Tác giả: Dalai Lama 14th & Howard C. Cutter, M.D.

Người dịch: Tuệ Uyển

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Ảnh: Dalai Lama 14th

Giống như trường hợp chúng ta đang đứng dang chân rộng, nối kết thế giới nội tại với những rắc rối to lớn hơn của xã hội. Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như cũng dấn thân một cách trọn vẹn, nhưng nghe những hoạt động rộn ràng bên ngoài khu vực khách sạn, tôi biết rằng thời gian của chúng tôi sẽ ngắn thôi.

“Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã thảo luận trong một chi tiết nào đấy về vấn đề niềm tin, là điều mà ngài liên kết với ý thức cộng đồng của chúng ta, vì thế dường như rằng chúng ta đi đúng một vòng trở lại những vấn đề mà chúng ta đã bắt đầu ở Dharamsala khi ngài chỉ ra sự thiếu vắng phổ quát của niềm tin trong một xã hội suy giảm những nối kết cộng đồng, mà đấy cũng là sự cô lập trong xã hội lớn lên và sự suy thoái trong ý thức cộng đồng đưa đến sự thiếu vắng niềm tin.

“Bây giờ trong việc cố gắng để thấu hiểu những nguyên nhân của sự thiếu vắng niềm tin này và sự sa đọa của cộng đồng, tôi đã nhận ra xã hội di động gia tăng của chúng ta như một trong những nguyên nhân. Nhưng ngài đã cảm thấy rằng sự gia tăng di chuyển của chúng ta không nhất thiết phải đưa đến sự xói mòn niềm tin hay thiếu vắng ý thức cộng đồng. Như ngài đã từng đề cập, có thể có nhiều nhân tố làm những loại rắc rối này lan rộng. Ngài có thể xác định một nguyên nhân tiềm tàng nào đó phổ biến cả sự xói mòn niềm tin trong xã hội chúng ta cũng như sự suy thoái ý thức cộng đồng của chúng ta, hay một nhân tố thông thường liên hệ những điều này với nhau không?”

Ngài nghĩ trước khi trả lời. “Điều này thật sự đưa chúng ta ngược trở lại những gì chúng ta đã thảo luận khi chúng ta nhìn vào những chủ đề này lần đầu tiên. Đấy là, cả hai điều này [suy giảm niềm tin và suy thoái ý thức cộng đồng] đi đôi với câu hỏi của vấn đề chúng ta liên hệ mỗi thứ như thế nào, điều nào là căn bản. Chúng ta liên kết chúng với nhau trên căn bản của những gì phân biệt chúng ta hay trên nền tảng của những gì hợp nhất chúng ta lại?” “Thưa Đức Thánh Thiện,” tôi nói một cách thận trọng, hy vọng ngài sẽ không đặt câu hỏi dưới sự phân loại những Câu Hỏi Ngớ Ngẫn của chúng tôi, “chỉ để làm sáng tỏ, vì ngài chỉ ra rằng căn bản của mối quan hệ là nhân tố thiết yếu, ngài có thể nói thêm chi tiết về những gì ngài cảm nhận như những phân biệt thông lệ mà con người trong xã hội chúng ta thường căn cứ trên những mối quan hệ của họ.”

Rõ ràng không có ý tranh cãi với câu hỏi của tôi lần này, ngài trả lời, “Dĩ nhiên, có thể có nhiều cách mà người ta liên hệ với nhau. Họ có thể liên hệ với nhau căn bản trên nền tảng quá khứ gia đình của họ, tình trạng tài chính của họ thế nào, trình độ học vấn của họ ra sao, chủng tộc, ngôn ngữ, v.v…

“Khuynh hướng để liên hệ đến mỗi người khác này trên căn bản của những gì phân biệt chúng ta là phổ biến trong xã hội ngày nay. Dĩ nhiên đấy là một điều rất quan trọng và dường như là một phản chiếu những giá trị xã hội chúng ta, với sự nhấn mạnh của chúng ta trên những gì thu được trong sự thịnh vượng vật chất. Con người dường như quá bị bận tâm với vấn đề họ kiếm được bao nhiêu, họ có giá trị bao nhiêu, và vị thế xã hội mà họ sẽ có là gì. Trong thực tế, tôi nghe nói rằng, nếu hỏi, người ta thường miễn cưỡng nói với chúng ta số tiền họ kiếm được là bao nhiêu bởi vì nó được thấy như một biểu thị giá trị của họ và họ là một người như thế nào. Nhưng một răc rối căn bản với loại tiếp cận này là chúng ta có thể cuối cùng đi đến liên hệ với số tiền của một người, vị thế của họ hay quyền lực của họ chứ không phải với chính người ấy. Chúng ta đang liên hệ trên căn bản của những hy vọng và dự đoán của chúng ta hơn, những thứ chúng ta có thể có được từ họ, v.v… và nếu có một sự thay đổi về vị thế tài chính của người ấy, mối quan hệ của chúng ta sẽ đi theo với sự đổi thay ấy.

“Do vậy, khi chúng ta xem những thứ này như các nhân tố thật quan trọng, quá khứ gia đình, tình trạng tài chính, vị thế xã hội, loại ngành nghề nào chúng ta làm, v.v… và rồi thì chúng ta sẽ đối xử trên nền tảng nhân bản ít quan trọng hơn, sau đó nó tập trung trên những sự khác biệt của chúng ta và tạo nên một cảm giác xa cách giữa con người với nhau. Rồi thì,” ngài kết luận, “dĩ nhiên điều này mở ra cho chúng ta tất cả những rắc rối này, kể cả thiếu vắng niềm tin.”

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, nghĩ lại những thảo luận ban đầu của chúng ta về tâm thức cộng đồng và v.v…, chúng ta cũng đã thảo về vấn đề mở ngỏ cho các loại Những Sự Phân Chia Chúng Ta Chống Lại Họ rằng -”

Biết trước tôi đang hướng về đâu và câu hỏi tôi sắp nêu lên, đức Đạt Lai Lạt Ma cắt ngang và nói, “Vâng, nhưng có một nhân tố rất quan trọng để nhớ. Thật quan trọng. Bây giờ, khi chúng ta đề cập những trình độ khác nhau của ‘cộng đồng’ có thể được hình thành trên căn bản của việc sống như những láng giềng, hay một khu vực văn hóa chung, chia sẻ cùng những quan tâm, v.v… Nhưng trong một ý nghĩa tôi nghĩ trình độ này có thể được thấy như tập trung hơn trên những đặc trưng ngoại tại mà chúng ta chia sẻ. Nhưng cũng có một trình độ sâu xa hơn, trong ấy chúng ta có thể liên hệ trên một trình độ căn bản hơn, việc liên hệ đến những người khác căn cứ trên những phẩm chất nội tại của chúng ta. Đây là những đặc trưng chung của chúng ta mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ như những con người, những phẩm chất nhân bản của chúng ta.

“Thế nên, ở đây chúng ta cũng đang thêm vào một trình độ sâu xa hơn, nối kết với những người khác căn cứ trên những đặc trưng nhân bản thông thường này. Bất chấp những nhân tố khác phục vụ ra sao như căn bản cho ý thức cộng đồng của chúng ta, bất chấp những cung cách khác biệt mà chúng ta có thể nối kết với người khác, nếu chung ta có thể duy trì một ý thức liên hệ đến những người khác căn cứ trên đặc tính nhân bản thông thường của chúng ta, nó sẽ ngăn ngừa tất cả những rắc rối sinh khởi.”

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TÌNH YÊU THƯƠNG GIỐNG NHƯ MỘT VIÊN NGỌC QUÝ
  2. MỘT ĐẦU ÓC UYỂN CHUYỂN
  3. KHÁM PHÁ NHỮNG GÓC NHÌN MỚI

Bài viết mới

  1. NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN THẦN THÁNH
  2. TRUNG ĐẠO
  3. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SIÊU NĂNG LỰC QUYỀN LỰC & TÁC ĐỘNG