NÓI ÍT ĐI, HỎI NHIỀU HƠN – CHA MẸ VÔ ĐIỀU KIỆN

ALFIE KOHN

Trích: Cha Mẹ Vô Điều Kiện; Người dịch: Thu Hiền, Huệ Chi; Nxb Phụ Nữ

Ra lệnh cho trẻ, cho dù lời nói nhẹ nhàng đến đâu, đều kém hiệu quả hơn lắng nghe tâm tư, cảm xúc và cả những phản ứng

ứng trái chiều của con. Nếu cha mẹ thất bại trong việc nói cho trẻ hiểu những điều sai trái chúng vừa làm, điều đó không có nghĩa họ cần sử dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn. Biết đâu ta đã nói quá nhiều, chỉ gắng làm cho chúng hiểu những gì mình nói mà không hề lắng nghe ý kiến của trẻ. Để làm chi mẹ tốt, kĩ năng lắng nghe còn quan trọng hơn giải thích.

Một ông bố sống ở Ontario viết cho tôi, kể về cô con gái bốn tuổi của ông mang một túi bim bim từ trường về nhà: “Nó đổ bim bim vung vãi khắp sàn phòng khách. Tôi liền bảo con nhặt hết cho vào túi và để lên bàn, nhưng nó không chịu. Ngay lập tức tôi nghĩ rằng đây là một phản ứng chống lại lời cha. Nó đã “chống lại” tôi, vì thế cần phải phạt nó, nếu không sau này nó sẽ không nghe lời tôi nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định hỏi con: “Tại sao con không gom chúng lại?”. “Vì con muốn ăn mà”. “Con vẫn có thể ăn bim bim sau khi con gom nó vào túi. Bố muốn phòng khách sạch sẽ Con ạ”. Vậy là nó liền gom sạch số bim bim vào túi và để lên bàn”.

Vậy đó, điều trước tiên cha mẹ nên làm là tìm nguyên nhân của vấn đề, xem bọn trẻ cần gì. Ví dụ trẻ 2 – 3 tuổi thường cứng đầu vì chúng đang trong giai đoạn chuyển đổi khó khăn từ trẻ được bồng bế sang giai đoạn lớn hơn. Một mặt, chúng bị hấp dẫn bởi cảm giác tự do và độc lập, với khả năng tự làm được nhiều điều mới mẻ. Mặt khác, chúng lại phải đối diện với cảm giác khó chịu vì khả năng vẫn còn hạn chế. Chúng muốn tự chủ nhiều hơn, đôi khi vượt quá khả năng của chúng, nhưng chúng cũng sợ bị cô lập (hay đối đầu) với cha mẹ. Trong thời gian chuyển đổi này, trẻ không muốn bị cha me liên tục kiểm soát và đặt giới hạn cho chúng.

Đôi khi để tìm ra lý do giải thích cho hành động gây rối, ta phải hiểu một tình huống cụ thể hay một đứa trẻ cụ thể. Khi trẻ còn quá nhỏ, chưa biết giải thích lý do chúng hành động, hay thậm chí còn chưa hiểu được vì sao, cha mẹ cần phải lắp ráp nhiều manh mối khác nhau để hiểu điều gì đang diễn ra Với con. Khi Asa, con trai tôi, được ba tuổi, nó trở nên cáu kinh và hay mè nheo. Chúng tôi nhận ra nguyên nhân có lẽ là do chị vú nuôi của nó, người đã giúp chúng tôi chăm SÓC Asa từ khi lọt lòng, bỗng nghỉ việc. Cảm giác của Asa có lẽ không chỉ đơn giản là nhớ chị vú nuôi, mà ở một mức độ nào đó, nó còn lo lắng rằng liệu một ngày nào đó bố hay mẹ có đột nhiên biến mất như người vú nuôi không. Bảo nó đừng mè nheo nữa chắc chắn sẽ không hiệu quả và còn làm nó cáu kỉnh thêm.

Khi trẻ đủ lớn, nếu tạo cho trẻ cảm giác an tâm, chúng sẽ sẵn sàng kể với bố mẹ tại sao chúng buồn hay cáu giận. Nhiệm vụ của bố mẹ là tạo cho trẻ cảm giác an tâm, lắng nghe mà không phán xét chúng, khiến chúng hiểu rằng sẽ không gặp rắc rối gì nếu kể cho cha mẹ nghe những điều mình đã làm, hay không bị trách mắng nếu nói ra cảm xúc của mình. Tôi đưa ra điều này không phải vì tôi ủng hộ chủ nghĩa tương đối, tức là tin rằng mọi người đều bình đẳng về hành vi và không thể bị phán xét. Tôi quan tâm hơn đến chủ nghĩa thực tế, vì tôi hiểu rằng chúng ta phải biết gốc rễ của vấn đề mới giải quyết được nó và cũng nhận ra rằng những người sợ bị phán xét thường không mấy Cởi mở và ít khi cho ta biết những thông tin cần thiết để hiểu rõ nguồn gốc vấn đề.

Vì vậy, nếu bạn nghiêm túc thực hiện phương châm “Nói ít đi, hỏi nhiều hơn thì không những bạn sẽ trở thành cha mẹ tốt, mà có thể là người bạn đời, bạn hữu, sếp hay thầy cô tốt nữa.

Mặt khác, không phải tất cả các loại câu hỏi đều mang lại hiệu quả như nhau. Những câu hỏi tu từ thường ít mang lại hiệu quả nhất, vì nó không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời thực sự (ví dụ: “Tại sao con không nhìn vào mắt người đối diện khi họ đang nói chuyện với con nhỉ?”). Những câu hỏi chỉ chấp nhận một đáp án còn vô dụng hơn nữa, vì nó không khuyến khích phản ứng của trẻ, chỉ cho phép trẻ đoán ý bố mẹ mà thôi (ví dụ: “Con nghĩ là con sẽ nói gì với chị khi mà con vừa va vào chị?).

Sau khi liệt kê một số câu hỏi chẳng đưa bạn tới đâu”, tác giả Barbara Coloroso khuyên rằng, trước khi đặt câu hỏi cho trẻ, “hãy tự hỏi vì sao bạn cần hỏi thế”. Xác định được mục đích của câu hỏi đó, bạn sẽ thấy nó Có cần thiết không? Gợi ý: Nếu bạn không đoán được câu trả lời của trẻ, hoặc khi bạn sẵn sàng đón nhận nhiều hướng trả lời khác nhau, thì đó là một câu hỏi tốt.

Trong một vài tình huống, tốt nhất là không nói hay hỏi gì cả. Cha mẹ thường làm khó mình khi cảm thấy buộc phải nghĩ ra điều gì để nói, trong khi chỉ cần giữ yên lặng. Alicia Lieberman, chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em, khuyên rằng những lúc trẻ thấy rất buồn thì việc cha mẹ ngồi bên và không cần nói gì cả cũng mang lại lợi ích rất lớn. Những cái ôm hay cầm tay (nếu trẻ đồng ý) tốt hơn ngàn lời nói. Thực ra, trong những tình huống này, sử dụng ngôn ngữ là không phù hợp. Những lời khuyên nên dành cho một thời điểm thích hợp sau đó”.

Không có một công thức nào cho biết khi nào cần nói, khi nào không. Cha mẹ phản ứng với nỗi buồn, sự giận dữ hay những hành vi chưa phù hợp của trẻ bằng cách này hay cách khác, khi thì nói quá nhiều, khi thì quá ít, nhưng hầu hết cách nói chuyện chưa thực hiệu quả. Nguyên tắc “Nói ít đi, hỏi nhiều hơn” có thể trở nên hữu hiệu, nếu chúng ta áp dụng nó để giúp mình trở nên nhạy cảm và hỗ trợ Con nhiều hơn.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CHA MẸ VÔ ĐIỀU KIỆN: HAI CÁCH NUÔI DẠY TRẺ
  2. TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐÃ TỪNG LÀ CHA MẸ CHÚNG TA TỪ VÔ THỦY
  3. CHA MẸ VÔ ĐIỀU KIỆN – CHUYỂN TỪ THƯỞNG PHẠT SANG YÊU THƯƠNG VÀ LÝ LẼ

Bài viết khác của tác giả

  1. CHA MẸ VÔ ĐIỀU KIỆN: HAI CÁCH NUÔI DẠY TRẺ
  2. CHA MẸ VÔ ĐIỀU KIỆN – CHUYỂN TỪ THƯỞNG PHẠT SANG YÊU THƯƠNG VÀ LÝ LẼ

Bài viết mới

  1. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH
  2. NIỀM TIN VÀO CHỦ NHÂN KHÔNG LÀ CHÌA KHÓA
  3. BẠN THÔNG MINH HƠN BẠN TƯỞNG