RÈN LUYỆN TINH THẦN BÌNH ĐẲNG VÀ CHUYỂN HƯỚNG TẬP TRUNG TỪ BẢN THÂN SANG NGƯỜI KHÁC

HH. DALAI LAMA XIV

Trích: Để Sống Đời Sống Có Ý Nghĩa; Nguyên tác: How To Practice The Way To A Meaningful Life; Việt dịch: Nguyên Hảo; NXB. Về Nguồn

Như Shantideva giải thích về sự tu tập này, trước tiên bạn nhận thấy rằng mỗi và mọi chúng sinh đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ, giống như chính bạn; trên nền tảng này, bạn và họ bình đẳng. Sau đó, khi nhận ra rằng cá nhân bạn chỉ là một con người riêng lẻ so với số lượng vô cùng lớn của những chúng sanh khác, bạn sẽ nhận ra rằng hoàn toàn lố bịch nếu bạn xao lãng việc phúc lợi cho người khác hoặc sử dụng họ cho lạc thú riêng của bạn. Hy sinh bản thân để phục vụ họ là việc làm hợp lý hơn nhiều.

Khi nhận thức theo chiều hướng này, sự việc sẽ trở nên rõ ràng. Bất kể bạn là người quan trọng thế nào, bạn cũng chỉ là một cá nhân duy nhất. Bạn cũng có quyền được hạnh phúc giống như tất cả mọi người khác, nhưng sự khác biệt ở chỗ bạn là một còn những người khác là nhiều. Đánh mất hạnh phúc của một người là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng đánh mất hạnh phúc của nhiều người. Từ cái nhìn này, bạn có thể trau dồi đức tính từ bi, tình thương và lòng tôn trọng đối với người khác.

Trong một ý nghĩa nào đó, tất cả nhân loại đều cùng chung một gia đình. Chúng ta cần ôm choàng lấy sự duy nhất của nhân loại và tỏ sự quan tâm đến mọi người – không chỉ gia đình của tôi hay đất nước của tôi hay lục địa của tôi. Chúng ta phải tỏ lòng quan tâm đến tất cả chúng sanh, không chỉ một thiểu số xung quanh chúng ta. Những sự khác biệt về tôn giáo, ý thức hệ, chủng tộc, hệ thống kinh tế, và chính phủ chỉ là thứ yếu.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  2. ÍCH KỶ MỘT CÁCH THÔNG MINH

Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG CÂU NÓI CỦA DALAI LAMA 14TH
  2. TÂM TỪ BI: CON NGƯỜI MÀ CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH

Bài viết mới

  1. THIỀN CẦU NGUYỆN
  2. RƠI VÀO ĐẤT CHẾT, SAU ĐÓ SẼ SỐNG
  3. SỰ KHIÊM TỐN THUYẾT PHỤC