THẦN THÔNG THEO QUAN NIỆM CỦA ĐỨC PHẬT

HELLMUTH HECKER

NYANAPONIKA THERA

Trích: "Đại Đệ Tử Phật" - Bước Thầy Con Theo; Hướng dẫn: Hòa Thượng Kim Triệu; Khippapanno
Soạn dịch; Ban biên tập Thích Ca Thiền viện
Nhà xuất bản Tôn giáo, 2017

Chứng đắc các phép mầu của năng lực tâm linh được xem là một thành tựu tốt đẹp, hoàn hảo, và viên mãn của một bậc thánh. Tuy nhiên, Đức Phật xem nhẹ các biến hóa thần thông này khi so sánh chúng với “giáo hóa thần thông” (Kevaddha Sutta, DN 11)

“Phép mầu duy nhất,” Đức Thế Tôn dạy, “mà các đấng Như Lai thi triển là, khi thấy một chúng sanh ngập chìm trong tham ái, các vị hướng dẫn chúng sanh ấy vượt thoát vòng dục lạc. Khi thấy một chúng sanh bị nô lệ cho oán thù, các vị hướng dẫn chúng sanh ấy khỏi tâm sân hận. Khi thấy một chúng sanh mịt mờ trong vô minh, các vị hướng dẫn cho chúng sanh ấy diệt trừ si mê. Đây là thần thông duy nhất mà chư Phật thi thố. Tất cả những phép mầu khác chư Phật không chấp nhận, không coi trọng và xa lánh.”

Kinh điển thường nhắc đến sáu công năng siêu phàm – gọi là lục thông (chalabhinna) – Chứng đắc bởi các vị a-la-hán:

?‍♂️ 1. Thân như ý thông (còn gọi là thần túc thông, iddhividha-nana): biến hiện tùy theo ý muốn

?‍♂️ 2. Thiên nhĩ thông (dibbasotadhatu-nana): nghe và hiểu mọi âm thanh, ngôn ngữ trong thế gian
?‍♂️ 3. Tha tâm thông (cetopariya-nana): đọc biết được tâm chúng sanh

?‍♂️ 4. Túc mạng thông (pubbe-nivasanussati-nana): biết được các kiếp trước của chính bản thân và của chúng sanh
?‍♂️ 5. Thiên nhãn thông (dibbacakkhu, cutupata-nana): thấy được mọi hình sắc trong thế gian, thấy được sự chết và sự tái sanh của chúng sanh trong vòng luân hồi

?‍♂️ 6. Lậu tận thông (asavakkhaya-nana): đoạn diệt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi ô nhiễm trong tâm, giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi

Trong sáu phép thần thông trên, duy nhất phép thứ sáu – lậu tận thông – chỉ có bậc thánh a-la-hán mới chứng đắc được. Năm phép đầu có thể đạt được bởi bất cứ thiền giả nào, dù là ngoại đạo hay tà giáo, đã thuần thục tinh thông các tầng thiền định (jhana). Chúng không là điều kiện, cũng không là biểu hiện, của giác ngộ giải thoát viên mãn.

Thần thông của bậc thánh không phải là phương tiện để tăng trưởng thế lực hay chế ngự kẻ khác vì phải được rèn luyện trên một nền tảng vững chắc của ý thức vô ngã – không “tôi” hay “của tôi”. Lèo lái bởi thánh tâm bi mẫn, các năng lực này có thể được dùng như một trợ duyên quý giá để giáo hóa chúng sanh khi thích hợp và cần thiết.

Đức Phật nhấn mạnh đặc biệt đến một nhóm pháp hành gọi là “bốn đạo lộ đưa đến thần thông” (tứ thần túc, tứ như ý túc, iddhipada): ước muốn, tinh tấn, quan sát (chanda, viriya, citta, vimamsa). Đây là bốn pháp thiền định hành giả cần tinh tấn tu tập để thanh lọc tâm. Khi tâm trở nên “trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, kiên định, và bình thản,” thì hành giả thành tựu năng lực thần thông siêu phàm theo ý nguyện.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TÌNH THƯƠNG CỦA ĐỨC PHẬT
  2. TÁM TỈNH GIÁC CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
  3. TRẠNG THÁI NHẤT TÂM – AJAHN CHAH

Bài viết khác của tác giả HELLMUTH HECKER

  1. A NAN ÐA LÚC PHẬT GẦN NHẬP NIẾT BÀN
  2. NẺO ĐƯỜNG RIÊNG – CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI THỊ GIẢ TRUNG THÀNH CỦA ĐỨC PHẬT
  3. A NAN ÐA ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Bài viết khác của tác giả NYANAPONIKA THERA

  1. NẺO ĐƯỜNG RIÊNG – CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI THỊ GIẢ TRUNG THÀNH CỦA ĐỨC PHẬT
  2. BÁO ÂN MẸ – MÓN NỢ CUỐI ĐÃ TRẢ
  3. PHẤN ĐẤU ĐỂ THÂN CHỨNG GIÁO PHÁP

Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ