ĐƯA ĐỨC PHẬT VÀO NƠI LÀM VIỆC

Franz Metcalf

Trích: “Đưa Đức Phật Vào Nơi Làm Việc” Tác giả: Franz Metcalf Dịch: Bùi Quang Khải Nhà Xuất Bản Hồng Đức-2016

Làm sao tỏ ra khéo léo về tiêu chuẩn kép mà ta duy trì giữa ta với người khác?

Lỗi lầm của kẻ khác thì quá rõ ràng,

Còn lỗi lầm của ta thì khó thấy

Kinh Pháp Cú, 252

BẠN CÓ BAO GIỜ để ý tới tiêu chuẩn kép mà chúng ta sử dụng khi đánh giá hành vi của kẻ khác so với hành vi của mình chưa? Bạn sẽ để ý ngay đến tiêu chuẩn kép này khi người khác sử dụng nó. Nhưng đây chính là lý do tại sao mà bạn không thấy được tiêu chuẩn kép ở chính mình.

Chúng ta phê phán mình qua ý định trong khi phê phán người khác qua hành vi. Thật bất công! Đức Phật và Chúa Jesus (Mathew 7:3) đều lưu ý chúng ta về việc này. “Chúng ta sai sót trong khi người khác lỗi lầm”.

Đó là lý do tại sao chúng ta vội vàng phán xét lỗi lầm và sai sót của người khác bởi vì quá dễ thấy. Chúng ta không hề tin vào ý định tốt của họ, vì chúng ta không thể biết được lòng dạ của họ. Nhưng đối với hành vi của chính chúng ta thì chúng ta lại biết rằng mình muốn điều tốt và tự thưởng mình. “ Đó chẳng phải ý định của tôi, tôi không muốn điều đó xảy ra.” Chúng ta cố che giấu lỗi lầm của mình bằng ý định trong sáng đồng thời mong người khác hiểu và tha thứ cho mình.

Vả lại, điều này cũng xuất phát từ sự mê muội tưởng rằng mọi người tách biệt nhau, nhưng thực ra tất cả chúng ta đều liên lụy và tương tác với nhau. Khi nào chúng ta hiểu rằng tất cả mọi người không chia cách nhau thì tiêu chuẩn kép sẽ biến mất. Chờ đến khi đó, Đức Phật gợi ý, chúng ta hãy cho người khác hưởng lợi ích của tiêu chuẩn kép. Vì khi chúng ta hưởng lợi từ tiêu chuẩn kép thì cũng cho người khác hưởng cùng.

 

Bình luận

[…] viết ĐƯA ĐỨC PHẬT VÀO NƠI LÀM VIỆC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cùng […]


Bài viết khác của tác giả

  1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG LÀ CÔNG VIỆC BỒ TÁT
  2. ĐỨC PHẬT NGHĨ GÌ VỀ XU HƯỚNG KINH DOANH “MÔI TRƯỜNG XANH” VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
  3. TOÀN TÂM GIÚP CHÚNG TA HÒA THUẬN VỚI NGƯỜI KHÁC

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP