CÁC NGUYÊN TẮC VÀ GIÁ TRỊ

DR. LLOYD FIELD

Trích: Kinh Doanh Và Đức Phật – Thịnh Đạt Bằng Thiện Nghiệp; Tác giả: TS. LLOYD FIELD; Người dịch: Th.s Trịnh Đức Vinh; Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Bát Chánh Đạo không phải dành riêng cho các công ty. Nó không bắt đầu với các tổ chức – nó bắt đầu với bạn và tôi. Các Nguyên tắc Hướng dẫn này có thể là một bản đồ hữu dụng cho các ý định của chúng ta, nhưng sẽ yêu cầu chúng ta suy nghĩ bên ngoài ranh giới của tư tưởng kinh tế truyền thống. Nếu chúng ta giữ vững quan điểm về doanh nghiệp tự do không bị hạn chế, thì các giá trị nhân văn và môi trường sẽ luôn luôn nằm trong cuộc cạnh tranh vì một phần thưởng lớn – lợi nhuận.

Áp lực về thời gian thường liên quan đến nhu cầu làm việc nhiều giờ để chu cấp cho những thói quen tiêu dùng – và để nâng cấp, cất trữ hay để duy trì sự sở hữu. Người Mỹ là những người lao động nhiều quá mức nhất trong thế giới công nghiệp, nhiều hơn khoảng 350h (9 tuần làm việc) mỗi năm so với mức trung bình của châu Âu. (Viện Worldwatch)

Những Nguyên tắc Hướng dẫn này không phải là những điều ngăn cấm. Chúng trình bài một kế hoạch hợp lý và khả thi nhằm nâng cao chất lượng đời sống con người. Là những người lãnh đạo, nếu chúng ta thừa nhận các Nguyên tắc Hướng dẫn này như là những quy tắc cá nhân cho các tư tưởng, ý định và hành động, thì sau đó sự chấp nhận của tổ chức của chúng ta chỉ là một bước phát triển tự nhiên tiếp theo mà thôi. Nếu các tổ chức muốn sống với những giá trị mà nó tuyên bố, thì sự hài hòa giữa các giá trị cá nhân và tổ chức là cần thiết. Thách thức là việc hòa nhập các Nguyên tắc Hướng dẫn này với các hoạt động quản lý thực tiễn đang tồn tại và giải thích liệu một tập đoàn có thể đưa các Nguyên tắc Hướng dẫn này vào trong các quy trình hoạt động của mình như thế nào. Điều đó sẽ diễn ra như thế nào?

Các Nguyên tắc Hướng dẫn này không chỉ hữu dụng ở chỗ nó là một nhóm các ý tưởng mà công ty dựa vào đó có thể đưa ra các giá trị của mình, mà chúng còn có thể là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích các giá trị trên trong các thuật ngữ mà tất cả các thành viên trong tổ chức có thể hiểu và làm theo. Hơn nữa, chúng có thể giúp định nghĩa các hoạt động có thể làm cho các giá trị trở nên sinh động trong tổ chức và có thể cung cấp một sự rõ ràng trong giao tiếp để đảm bảo một sự hiểu biết chung giữa tất cả các stakeholders.

Hãy nhìn vào một mô hình khả thi cho Bản Tuyên bố Giá trị thống nhất với các Nguyên tắc Hướng dẫn Không gây hại, căn cứ trên những phác thảo ban đầu ở Chương 2, và phân tích nó trong bối cảnh của các Nguyên tắc Hướng dẫn của Bát Chánh Đạo.
Bản Tuyên bố Giá trị không gây hại

a) Một giá trị cốt lõi của công ty chúng ta là luôn có chánh niệm (ý thức) về các dự định của mình và đóng góp tích cực vào việc tạo dựng nên “những cộng đồng tốt đẹp hơn” trong các stakeholders bên trong và bên ngoài tổ chức.

b) Chúng ta làm việc và quản lý kinh doanh trong tinh thần hợp tác.

c) Tất cả các quan hệ tương tác giữa con người với con người, cũng như với môi trường của chúng ta được đặt cơ sở trên niềm tin vào sự tôn trọng và sự đúng đắn.

d) Chúng ta cam kết vào sự phát triển và tự nhận thức.

e) Chúng ta tôn trọng những sự khác biệt cá nhân.

f) Chúng ta đánh giá cao rằng thay đổi là điều chắc chắn sẽ diễn ra.

g) Chúng ta có niềm đam mê đối với các sản phẩm và dịch vụ của mình.

h) Chúng ta không sử dụng bất kỳ nguyên vật liệu, mẫu thiết kế; không sản xuất hay bán bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào nếu như việc làm đó sẽ gây hại cho sự sống hay môi trường.

Có một quan điểm chính thể, nguyên tắc không gây hại (tiêu biểu như trong những tuyên bố trên) diễn tả ý định của một tổ chức kiểu mẫu. Ý định của nó là không gây hại và chủ động đóng góp vào việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn giữa các stakeholders. Ý định đó là hình mẫu tốt nhất cho sáng kiến Trách nhiệm Xã hội của Tập đoàn hiện nay.

Các tuyên bố từ b đến e đặc biệt nhấn mạnh Các Giá trị Nguồn Nhân lực mà một tập đoàn tiến bộ và có trách nhiệm xã hội có thể xây dựng. Mỗi tổ chức có thể diễn đạt bằng các ngôn từ khác biệt nhau, nhưng vẫn đưa ra các Giá trị tương tự nhau.

Nguyên tắc Hướng dẫn thứ nhất – Chánh Kiến – nói với chúng ta rằng ý định và hành động liên quan đến một “tinh thần hợp tác” (tuyên bố b) là hãy xây dựng, hỗ trợ và không gây hại. Nguyên tắc Hướng dẫn 2 – Chánh Tư duy – sẽ khiến chúng ta nhìn sâu vào trái tim và tâm hồn để suy xét lại các dự định của mình, ví dụ như nó có được đặt trên cơ sở mong ước cho sự hợp tác và không dựa vào thủ đoạn lôi kéo hay không.

Nguyên tắc Hướng dẫn về Chánh niệm sẽ giúp chúng ta nhìn một cách kiên nhẫn và sâu sắc vào bản thân mình, nhờ đó những đam mê của chúng ta sẽ được nhận thức một cách sáng suốt. Điều đó đòi hỏi sự nhận thức rằng lòng tốt cũng như các đặc tính khác là vô thường và vì vậy (chúng) cần phải được chú ý trong từng giây phút (tuyên bố f).

Tương tự như vậy, “một niềm đam mê cho các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta” (tuyên bố g) diễn tả Nguyên tắc Hướng dẫn Chánh Mạng. Điều đó có nghĩa là (chúng ta) cần đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm và dịch vụ (của mình) sẽ đóng góp một cách tích cực vào sự sống tươi đẹp của những người khác.

Các Nguyên tắc hướng dẫn tạo nên con đường (Đạo) để Phật tử kết thúc đau khổ cũng có thể được sử dụng để xây dựng nên một tổ chức tuân thủ nguyên tắc Không gây hại, và nhờ đó tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Đó cũng là con đường cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh các doanh nghiệp tự do không bị giới hạn để không tạo ra sự mâu thuẫn giữa việc tạo lợi nhuận và sự sống tốt đẹp của xã hội.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BÁT NHÃ BA LA MẬT – ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN
  2. BÁT CHÁNH ĐẠO
  3. BẤT BẠO ĐỘNG CỦA GANDHI

Bài viết khác của tác giả

  1. KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO – KINH DOANH VÀ ĐỨC PHẬT THỊNH ĐẠT BẰNG THIỆN NGHIỆP
  2. TIỀN BẠC VÀ ĐẠO ĐỨC
  3. KINH TẾ HỌC TUYẾN TÍNH VÀ SỰ ĐAM MÊ TĂNG TRƯỞNG

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP