DUYÊN SANH VÀ TÂM

DANH NGÔN

Phật thuyết kinh vu lan bồn

? “Ananda, Duyên Sanh là sâu thẳm. Chính vì không thấu hiểu, không thâm nhập định luật này mà thế giới giống như một cuộn chỉ rối, một tổ chim được đan dệt, một bụi tre nứa dày đặc, khiến người ta không thoát khỏi sanh vào ba cõi thấp, khỏi những trạng thái thống khổ mất mát của vòng sanh tử.”
— Đức Phật

? “Tâm là mọi sự. Bạn nghĩ cái gì bạn trở thành cái đó.”
— Đức Phật

? “Tâm thì bản tánh trống không, nhưng những hình tướng sanh khởi từ nó không chướng ngại. Từ tánh Không vô ngại của tâm, những hình tướng có thể biểu lộ không giới hạn. Ở cấp độ tương đối, những hiện tượng biểu lộ qua duyên sanh; điều này không tách lìa khỏi tánh Không của tâm, cái này là cấp độ tuyệt đối và tối hậu. Thoát khỏi những cực đoan là chứng ngộ rằng tánh Không và duyên sanh là một và không mâu thuẫn nhau. Mê lầm không nằm ở sự xuất hiện của những sự vật, cũng không nằm trong sự kiện chúng được biểu lộ bởi tâm, mà trong sự tự mình không hiểu tánh Không và quang minh của tâm.
— Jamgon Kongtrul Rinpoche Đệ Tam

? Toàn bộ thực hành thiền định có thể kết tinh thành ba điểm chính yếu:

Đưa tâm bạn về nhà
Buông bỏ
Và buông thả, thư giãn!

— Sogyal Rinpoche

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TÁNH KHÔNG LÀ NỀN TẢNG CỦA BA THỪA
  2. THIỀN ĐỊNH VỀ CHÂN TÁNH CỦA TÂM
  3. TÁNH KHÔNG TRONG KINH PHÁP HOA

Bài viết khác của tác giả

  1. KỲ DIỆU
  2. TỰ LỪA DỐI
  3. THẤU CẢM (Empathy)

Bài viết mới

  1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC “NĂNG LỰC LÀM NGƯỜI”
  2. MỘT CÁI NHÌN RÕ RÀNG VỀ CHÍNH MÌNH: NHỮNG ĐỐI TRỊ VỚI SỰ KIÊU MẠN
  3. NGƯỜI NÀO PHÔ TRƯƠNG, KẺ ĐÓ TỰ TI