NGUYỆN VỌNG TRÊN CON ĐƯỜNG TU TẬP

KHENCHEN THRANGU RINPOCHE

Trích: Hiện Quán Trang Nghiêm Luận – Phật Di Lặc; NXB Thiện Tri Thức.

Những bồ tát đang vượt qua giai đoạn tu tập có sự chuyên cần tinh tấn và nguyện vọng rất lớn lao, đây chính là gốc rễ của sự tiến bộ thật sự. Họ được cảm hứng trước tiên bởi sự chứng ngộ rất sâu xa bản tánh của những hiện tượng, họ hy vọng hoàn thành cho chính mình mục đích cao nhất có thể được cho một chúng sanh. Thứ hai, họ có cảm hứng hoàn thành lợi lạc lớn nhất cho những người khác. Thứ ba, họ quyết định rất lớn lao hoàn thành lợi lạc đồng thời cho mình và người khác. Chính quyết định ấy kích thích họ.

Trên con người tu tập người ta khai triển cái học về con người quán thấy ở trước. Người ta làm việc để loại bỏ mọi ngăn chặn và những cảm xúc thoáng qua của sự bị quy định trước kia còn lại. Người ta cũng cố gắng khai triển mọi phẩm tính tốt làm nâng cấp cho sự quán thấy. Chìa khóa cho mọi điều này là có sự chuyên cần và chính mức độ chuyên cần sẽ xác định cho kết quả hiện khởi. Thế nên chỉ ở trong cấp độ chứng ngộ này thì không đủ. Tổng quát có hai loại chuyên cần. Thứ nhất là chuyên cần áp dụng, nỗ lực trong một tháng hay một năm và rồi tiếp tục và tiếp tục với sự khai triển của chứng ngộ. Thứ hai là chuyên cần do cảm hứng, toàn tâm vào việc mình làm. Hơn nữa, người ta có đầy đủ cảm hứng cho cái mình đang làm và nhắm vào chứng ngộ với tình yêu nhiều nhất. Có một thí dụ rất tốt cho loại chuyên cần thứ hai này ở trong cuộc đời của Jetsun Milarepa, sự phấn khích và tôn trọng cái có thể xuất hiện trong thực hành khiến ngài làm rất gian khổ cho sự khai triển của ngài. Một thí dụ của chuyên cần liên tục là Asanga trong ba năm thiền định về đức Di Lặc. Ngài không có nhiều kết quả hiển nhiên, nên ngài thiền định ba năm nữa, và rồi ba năm khác, và ba năm nữa. Cuối cùng, từ thời gian ngài bắt đầu nhập thất đến lúc ngài thực sự có cái nhìn thấy đức Di Lặc, ngài đã thiền định không ngừng trong mười hai năm. Hai loại chuyên cần này giúp chúng ta nhanh chóng vượt qua những địa của con đường tu tập.

Tóm lại sự chuyên cần của chúng ta tập trung vào làm lợi lạc cho chính mình, làm lợi lạc cho người khác, và đồng thời cả hai. Thế nên sự thành tựu của chúng ta và giúp đỡ những người khác là tất cả lý do của áp dụng chuyên cần. Chúng ta thành tựu lợi lạc lớn hay nhỏ cho chúng ta và cho những người khác dựa vào loại cảm hứng tâm linh mà chúng ta có đối với việc giúp đỡ những người khác. Chính vì lý do này mà chủ đề về cản hứng là một phương diện căn bản của con đường tu tập.

Chúng ta bắt đầu thực hành pháp với chỉ một cảm hứng nhỏ giúp đỡ những người khác. Điều đó có thể được khai triển đến khi người ta có một mức độ cảm hứng trung bình. Trong bản luận có đề cập ba cấp độ cảm hứng nhỏ, rộng hơn và lớn lao. Khi áp dụng ba cái này ba lãnh vực của công việc thì thành chín loại cảm hứng. Đối với lợi lạc cho mình, người ta có thể làm việc cho giác ngộ với cảm hứng nhỏ, hoặc trung bình hoặc rất lớn lao. Làm việc cho lợi lạc đồng thời của mình và của người thì có thể được làm với nguyện vọng nhỏ, hoặc trung bình, hoặc lớn lao. Làm việc một cách đặc biệt cho lợi lạc của những người khác, người ta có thể tiến đến đó với một nguyện vọng nhỏ, hoặc trung bình, hoặc lớn lao. Điều này làm thành chín khả thể. Những cái ấy là rất quan trọng, rất thực tiễn trong việc đưa đến những chứng ngộ khác nhau và giải thoát những chướng ngại và dấu vết nghiệp còn lại. Điều này nhấn mạnh một lần nữa sự quan trọng của nguyện vọng trong công việc người ta làm trong con đường tu tập.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LỜI NGUYỆN BỒ ĐỀ TÂM
  2. LỜI NGUYỆN ĐẠI ẤN

Bài viết khác của tác giả

  1. HỒI HƯỚNG ĐỂ TRAU DỒI THÁI ĐỘ VỊ THA
  2. TƯ TƯỞNG ĐỒNG KHỞI
  3. KHUYẾT ĐIỂM TRONG THAM THIỀN KHÔNG ĐÚNG

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ