THƠ RABINDRANATH TAGORE: TÔI ĐÃ ĐI CON ĐƯỜNG CŨ

RABINDRANATH TAGORE

Rabindranath Tagore (1861 – 1941) nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ. Năm 1913, ông là người Châu Á đầu tiên được giải Nobel Văn học cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ Dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ Dâng, Balaca, Người Làm Vườn, Mùa Hái Quả, Ngày Sinh, Thơ Ngắn…

Tôi đã đi con đường cũ mỗi ngày, tôi mang trái cây ra chợ,
gia súc ra đồng cỏ, chèo thuyền qua suối,
mọi con đường đều quen thuộc với tôi.
Một sớm giỏ tôi nặng đầy hàng hóa
Người bận rộn trên đồng, gia súc đầy trên đồng cỏ, bầu sữa của đất
nặng đầy lúa chín
Thình lình có một rung nhẹ trong không khí, và bầu trời
như hôn lên trán tôi. Tâm tôi chợt như buổi sáng thoát khỏi sương mù.
Tôi quên theo lối mòn, bước ra khỏi con đường vài bước,
và thế giới quen thuộc xuất hiện lạ lùng với tôi
như một bông hoa
mà tôi chỉ đã biết khi còn nụ.
Cái biết thường ngày của tôi thật đáng hổ thẹn.
Tôi đi lạc vào thế giới thần tiên
của những sự vật. Thật là may mắn nhất đời khi tôi quên mất con đường trong buổi sáng ấy,
và tìm thấy tuổi thơ vĩnh cửu của mình.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TÔN TRỌNG VẠN PHÁP
  2. CÁM ƠN CUỘC SỐNG
  3. LỜI NGÕ TỪ CÕI TÂM LINH: SỰ KHỞI ĐẦU

Bài viết khác của tác giả

  1. CÁ NHÂN VÀ VŨ TRỤ

Bài viết mới

  1. TẠI SAO CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI ĐÓ LẠI THÚ VỊ
  2. HOÀ BÌNH
  3. ÂM THANH ĐẸP NHẤT