CÁI CHẾT: KHOA HỌC HIỆN ĐẠI VÀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

DANH NGÔN

 Chết là một điểm gặp nhau giữa Phật giáo Tây Tạng và những truyền thống khoa học hiện đại. Tôi tin rằng cả hai có một quan tâm lớn lao trong việc đóng góp cho nhau trên cấp độ hiểu biết và lợi ích của thực hành.
— Dalai Lama

 Một bản văn của Phật giáo Tây Tạng diễn tả lúc chết như là một cơ hội độc nhất để giải thoát khỏi vòng sanh tử và là một thời điểm quyết định sự tái sanh kế tiếp của chúng ta.

 Hãy nhớ Tịnh Quang, ánh sáng trắng, trong sáng, thanh tịnh, từ đó mọi sự trong vũ trụ đi đến, và mọi sự trong vũ trụ trở về; là bản tánh bổn nguyên của chính tâm bạn. Trạng thái tự nhiên của vũ trụ thì không biểu lộ. Hãy đi vào tịnh quang, tin vào nó, hòa lẫn với nó. Nó là bản tánh chân thật của bạn, nó là nhà.
— Sách Tây Tạng về cái Chết

 Không phải lửa cũng không phải gió, không phải sanh cũng không phải chết có thể xóa đi những công đức của con.
— Đức Phật

 Ở Tây Tạng, danh từ để chỉ thân thể là “lu”, có nghĩa “cái gì bạn bỏ lại ở đàng sau”, như hành trang. Chúng ta chỉ là những người du hành, nương dựa tạm thời trong cõi đời này và thân thể này.
— Sogyal Rinpoche

 Dù một cơn gió mạnh đều trống không trong bản chất.
Dù một ngọn sóng lớn cũng chỉ là chính đại dương.
Dù những đám mây đen dày nặng phương nam cũng là không chất thể như bầu trời.
Dù tâm thức dày đặc cũng vốn là vô sanh.
— Milarepa

 Khi cuối cùng cái chết đến bạn sẽ chào đón nó như một người bạn cũ, chánh niệm tỉnh giác thế giới hiện tượng này thực sự là như mộng và vô thường như thế nào.
— Dilgo Khyentse Rinpoche

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. CHÚNG TA MUỐN GÌ, TÌM GÌ?
  2. CHÚNG TA ĐẾN TRẦN GIAN NÀY ĐỂ LÀM GÌ ?
  3. NGHIỆP TRONG QUAN NIỆM NGƯỜI TÂY PHƯƠNG

Bài viết khác của tác giả

  1. PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNH
  2. KỲ DIỆU
  3. TỰ LỪA DỐI

Bài viết mới

  1. HÀO PHÓNG – VẼ LẠI NHỮNG LẰN RANH
  2. NHỮNG KẺ ĐỊCH THÂN CẬN
  3. KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG