HẠNH PHÚC

DANH NGÔN

Hạnh phúc chủ yếu đến từ thái độ của chính chúng ta hơn là từ những yếu tố bên ngoài

? Hạnh phúc không phải là cái gì đã được làm sẵn. Nó đến từ những hành động của chúng ta.
— Dalai Lama

? Hạnh phúc chủ yếu đến từ thái độ của chính chúng ta hơn là từ những yếu tố bên ngoài.
— Dalai Lama

? Hàng ngàn cây đèn có thể được thắp từ chỉ một ngọn đèn và cuộc sống của ngọn đèn sẽ không ngắn ngủi. Hạnh phúc không bao giờ giảm bằng cách được chia xẻ.
— Đức Phật

? Bí mật để sống hạnh phúc và lâu là: ăn một nửa, đi bộ gấp đôi, cười gấp ba và thương yêu không hạn lượng.
— Châm ngôn Tây Tạng

? Đây là tôn giáo giản dị của tôi. Không cần những đền chùa; không cần triết học phức tạp. Trí óc và trái tim chúng ta là đền chùa; triết học là lòng tốt.
— Dalai Lama

? Lòng bi mời bạn một cách tự động liên hệ với người khác bởi vì bạn không còn nhìn người khác như một cái làm tiêu hao năng lượng của bạn.
— Khuyết danh

? Chúng ta bị đe dọa bởi cái bây giờ nên chúng ta nhảy vào quá khứ hay tương lai.
— Chögyam Trungpa

? Muốn hạnh phúc cho những người khác, thậm chí cho những người làm hại chúng ta, là nguồn của hạnh phúc trọn vẹn.
— Dilgo Khyentse

 

? Con ơi, hãy nhìn cảnh tượng huyễn hóa! Tất cả sanh và chết được phóng chiếu bởi mê lầm, không hiện hữu thực sự. Ta vượt khỏi đến và đi.
— Dzongsar Khyentse Chokyi Lodro

? Ông nay phải biết: Phật vì tất cả các người mê, họ nhận năm uẩn hòa hiệp làm tướng ngoại trần, rồi ham sống ghét chết, niệm niệm trôi dời, chẳng biết là mộng huyễn hư giả, uổng chịu luân hồi, lấy Niết bàn thường lạc chuyển thành tướng khổ mà trọn ngày cầu kiếm.

Vì thế Phật thương xót nên chỉ bày Niết bàn chân lạc, trong sát na không có tướng sanh, trong sát na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt nào để diệt, đây là tịch diệt hiện tiền. Đang khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc.

Cái lạc này không có người thọ cũng không có người không thọ, thế thì làm sao có tên một thể năm dụng? Huống gì lại nói Niết bàn cấm ngăn các pháp, làm cho vĩnh viễn chẳng sanh. Đó là báng Phật nhạo Pháp.
— Lục Tổ Huệ Năng

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. HẠNH PHÚC PHẢI CHĂNG LÀ MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI?
  2. HẠNH PHÚC CỦA BỒ TÁT
  3. CHỈ SỐ HẠNH PHÚC

Bài viết khác của tác giả

  1. KỲ DIỆU
  2. TỰ LỪA DỐI
  3. THẤU CẢM (Empathy)

Bài viết mới

  1. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM
  2. LÒNG TỰ TRỌNG
  3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ