NGỘ (Satori)

DANH NGÔN

? Ngộ không có bắt đầu, thực hành không có chấm dứt!
__ Kodo Sawaki

? Đại nghi thì đại ngộ. Nơi có sự tra hỏi triệt để thì sẽ có kinh nghiệm thức tỉnh triệt để.
__ Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn)

? Thiền là cách tự chứng ngộ hoàn toàn. Một người theo con đường Thiền có thể đạt ngộ và rồi sống một đời sống mới như một vị Phật.
__ Zenkei Shibayama

? Mỗi cái ngộ nhỏ mà một người thực hành Thiền có, được biết trong Thiền như “Những kinh nghiệm ngộ”, cung cấp những quán chiếu sâu hơn vào bản tánh của hiện hữu và giúp cho một người chuẩn bị đến giác ngộ trọn vẹn.
__ Frederick Lenz

? Được thắp sáng với im lặng, với niềm vui, đó là trí huệ. Không phải qua lý luận mà qua tình thương, không phải qua lời nói mà qua một trạng thái không lời gọi là thiền định hay một trạng thái vô tâm, ngộ, đại định.
__ Rajneesh

? Không biết chân lý gần biết bao, chúng ta tìm kiếm nó ở xa.
__ Hakuin

? Bạn không tìm kiếm đạo. Đạo tìm kiếm bạn.
__ Kodo Sawaki

? Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay?
__ Hakuin

? Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy lo âu phiền muộn, thay vì hỏi “Tôi cần làm gì để có được hạnh phúc?” thì câu hỏi phải là “Tôi đang làm gì để quấy nhiễu sự an vui bên trong mà tôi vốn có?”.
__ D. T. Suzuki

? Không làm gì có một cái gọi là một con người, một nhân cách. Chỉ có những buộc thắt và giới hạn. Toàn bộ những cái ấy định nghĩa thành con người. Con người chỉ có vẻ hiện hữu, giống như không gian trong một cái chai có vẻ có hình dạng, thể tích, mùi thơm, … của cái chai. Hãy chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của bạn chống lại ý tưởng rằng bạn có thể được đặt tên hay diễn tả. Bạn không hiện hữu. Khổ đau là một tiếng kêu gọi để tra vấn. Tất cả khổ đau cần được nghiên cứu, tìm tòi. Chớ có lười biếng suy nghĩ!
__ Sri Nisargadatta Maharaj

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NGỘ
  2. BÀI CA CHỨNG NGỘ CỦA MILAREPA
  3. CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bài viết khác của tác giả

  1. KỲ DIỆU
  2. TỰ LỪA DỐI
  3. THẤU CẢM (Empathy)

Bài viết mới

  1. KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC CHỈ LÀ CẢM NHẬN CHỦ QUAN
  2. VƯỢT QUA SỢ HÃI
  3. TÍNH NÔN NÓNG