TÁM LOẠI THUẦN THỤC

MILAREPA

Không tách lìa hình tướng và tánh Không
Đây là cái thấy được thuần thục như nó có thể.
Không thấy những giấc mộng và ban ngày là khác nhau
Đây là thiền định như nó có thể.
Không thấy Lạc và Không khác nhau
Đây là hạnh được thuần thục như nó có thể.
Không thấy đây và sau đây khác nhau
Đây là bản tánh của chúng được thuần thục như nó có thể.
Không thấy tâm và không gian khác nhau
Đây là pháp thân như nó có thể.
Khi sướng và khổ không phải là hai sự khác nhau
Đây là giáo huấn được thuần thục như nó có thể.
Không thấy phiền não và trí tuệ khác nhau
Đây là sự chứng ngộ trọn vẹn như có thể.
Không thấy tâm bạn và Phật khác nhau
Đây là quả trọn vẹn như nó có thể.

? Phật giáo Ấn Tạng, rõ ràng nhất là trong Đại Ấn (Mahamudra), có ba điểm chính: Nền tảng, Con đường, và Quả. Nền tảng là tánh Không hay Pháp thân, Con đường để khai phá, làm hiển lộ hoàn toàn tánh Không, và Quả là tánh Không đã hiển lộ trọn vẹn.
Về mặt hành giả, Nền tảng phải được thấy, đó là cái Thấy. Con đường gồm có Thiền định và Hạnh. Khi thấy được Nền tảng tánh Không thì Thiền định là duy trì cái Thấy ấy liên tục, không lìa khỏi nó. Và Hạnh là thấm nhuần cái Thấy Nền tảng ấy, trong toàn bộ thân tâm mình đến mức vi tế trong mỗi lỗ chân lông. Khi thấm nhuần được như vậy thì Nền tảng chính là Quả, và Quả là Pháp thân.
Ở đây chúng ta học hỏi ngài Milarepa về cái Thấy, Thiền định, Hạnh, và Quả như trong bài ca này.
“Không tách lìa hình tướng và tánh Không”, sắc tức là Không, Không tức là sắc, đây là cái Thấy.
“Không thấy khi mộng và khi thức khác nhau”: thiền định là giữ gìn cái thấy tánh Không ấy không mất trong khi thức và khi mộng, để tánh Không là trạng thái nền tảng của tất cả trạng thái của sống, ngủ, thiền định và chết.
“Không thấy Lạc và Không khác nhau”: đi sâu vào tánh Không trong tất cả mọi thời đây là Hạnh, bấy giờ người ta kinh nghiệm được tánh Không chính là Lạc, không tách lìa nhau.
Cái thấy nền tảng tánh Không được trọn vẹn qua thiền định và hạnh. Nền tảng tánh Không ấy cũng là bản tánh, pháp thân. Đến mức “không thấy phiền não và trí huệ khác nhau”, nghĩa là trong tánh Không quang minh và rõ biết, phiền não không còn là phiền não, mà là trí huệ, như trong ánh sáng vật nào cũng đều là ánh sáng.
Trọn vẹn cái thấy, thiền định, hạnh thì đây là Quả.

Ảnh: Ngài Milarepa (nguồn Internet)

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TRÍ THÔNG MINH CỦA CẢM XÚC
  2. BA PHƯƠNG DIỆN KHÔNG THỂ PHÂN CHIA CỦA TÁNH GIÁC
  3. HIỂU BIẾT PHẬT TÁNH

Bài viết khác của tác giả

  1. MỘT BÀI CA CHỨNG NGỘ CỦA NGÀI MILAREPA
  2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG PHÁP
  3. CỨU ĐỘ NGƯỜI CHẾT

Bài viết mới

  1. BỚT SỢ HÃI
  2. KHÔNG GÂY HẠI CHO AI KHÁC
  3. NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN THẦN THÁNH