KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Trích: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Pháp Sư Thứ Mười; Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh; NXB. Tộn giáo, 2010
Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự vắng lặng
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau đặng thành Phật.
…
Các Phật Lưỡng Túc Tôn
Biết pháp thường không tánh
Giống Phật theo duyên sanh
Cho nên nói nhứt thừa.
Pháp ấy trụ ngôi pháp
Thường trụ trong thế gian
Nơi đạo tràng giác ngộ
Đức Phật phương tiện nói.
(Phẩm Phương Tiện Thứ Hai)
…
“Người thiện nam, người thiện nữ nào, sau khi Đức Như Lai diệt độ, muốn vì hàng bốn chúng mà nói Kinh Pháp Hoa này thời phải nói cách thế nào? – Người thiện nam, thiện nữ đó phải vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa Như Lai, rồi mới nên vì bốn chúng mà rộng nói Kinh này.
Nhà Như Lai chính là tâm từ bi lớn đối với tất cả chúng sanh; y Như Lai chính là lòng nhu hòa, nhẫn nhục; tòa Như Lai chính là “tất cả pháp Không”. An trụ trong đây, sau rồi dùng tâm không biếng trễ vì các Bồ Tát và bốn chúng rộng nói Kinh Pháp Hoa này.
Bình luận
[…] để diệt, dùng Định Huệ để thấy được cái đó, tức là thấy Niết bàn tánh Không, tức là thấy tánh. Không có tướng sanh là ngay cả khi niệm sanh thì không thấy […]
[…] lẽ nghỉ ngơi” là một thành ngữ thường được các Thiền gia dẫn dụng. Câu chuyện đứa con hoang trong Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika) và trong kinh Kim Cương Tam Muội (Vajra samadhi) và cả trong Tân […]